ĐẤT ĐAI - NHÀ Ở

1. Giải quyết tranh chấp đất đai có giấy tờ chứng nhận

Những tranh chấp phát sinh từ quan hệ đất đai ngày càng diễn ra đa dạng và phức tạp. Những tranh chấp đất đai có giấy tờ chứng nhận là những trang chấp phát sinh từ các quan hệ đất đai trong đó quyền sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng nhận khác theo quy định pháp luật.

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Giải quyết Tranh chấp đất đai về xác định quyền và nghĩa vụ các bên trong Hợp đồng chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, thế chấp đất đai - nhà ở;

- Giải quyết tranh chấp thừa kế, tranh chấp tài sản chung

- Giải quyết tranh chấp đòi đất đai, nhà ở

- Giải quyết Tranh chấp đất đai về mốc giới, ranh đất đai - nhà ở;

- Giải quyết Tranh chấp đất đai về chia tài sản chung, tài sản vợ chồng là đất đai - nhà ở;

- Giải quyết Tranh chấp về bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, có tài sản trên đất;

- Giải quyết Tranh chấp đất đai về việc hợp tác kinh doanh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất….

2. Những quy định về giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai thường là tranh chấp phát sinh giữa người sử dụng đất với cơ quan nhà nước hoặc giữa những người sử dụng đất với nhau, diễn biến của tranh chấp đất đai khá đa dạng và phức tạp. Hiện nay pháp luật quy định về việc giải quyết tranh đất đai trong đó hòa giải là bước bắt buộc khi phát sinh tranh chấp đất đai. Tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy đối với tranh chấp đất đai các bên phải tiến hành hòa giải, tự thương lượng thỏa thuận với nhau để giải quyết, nếu việc hòa giải không thành thì tiến hành làm thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân phương xã nơi có đất tranh chấp.


3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Điều 203  Luật đất đai 2013 quy định về  thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

1. Giải quyết tranh chấp đất đai 

Do đất đai là tài sản hữu hình nên việc sử dụng tài sản này được biểu hiện rất rõ, bên cạnh đó những tài sản này thường có lịch sử lâu đời, gắn liền với con người qua nhiều thế hệ vì vậy nhiều người chủ quan trong việc xác lập quyền sở hữu của mình qua đăng ký nhà đất tại cơ quan nhà nước, cũng có nhiều trường hợp do thất lạc giấy tờ, làm mất, hư hỏng vì vậy mà không còn giấy tờ chứng mình nguồn gốc đất, chứng minh chủ sử dụng đất. Có rất nhiều tranh chấp xung quanh việc xác định chủ sử dụng đất cũng như những tranh chấp đât đai phát sinh mà chủ sử dụng không có hoặc làm mất giấy tờ nhà đất.
Những trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ như sau:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất không có giấy tờ nhà đất;
- Giải quyết Tranh chấp đất đai về xác định quyền và nghĩa vụ các bên trong Hợp đồng chuyển nhựợng, chuyển đổi, tặng cho, thế chấp đất đai - nhà ở;
- Giải quyết tranh chấp thừa kế, tranh chấp tài sản chung
- Giải quyết tranh chấp đòi đất đai, nhà ở
- Giải quyết Tranh chấp đất đai về mốc giới, ranh đất đai - nhà ở;
- Giải quyết Tranh chấp đất đai về chia tài sản chung, tài sản vợ chồng là đất đai - nhà ở;
- Giải quyết Tranh chấp về bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, có tài sản trên đất;
- Giải quyết Tranh chấp đất đai về việc hợp tác kinh doanh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất….

2. Tranh chấp đất đai không có giấy tờ có được giải quyết không?

Khi yêu cầu tòa án giải quyết một tranh chấp về đất đai cần có căn cứ và chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện. Ví dụ trong trường hợp người khởi kiện yêu cầu tòa án xác nhận quyền sử dụng đất cho mình là hợp pháp thì cần có những chứng cứ chứng minh nguồn gốc mảnh đất hoặc mình là người được thừa kế, tặng cho theo đúng quy định của pháp luật.
Khi các giấy tớ liên quan đến đất đai bị mất hoặc bị thất lạc thì cần phải đi trích lục xin cấp phó bảng đối với các giấy tờ trên. Tùy vào tính chất của từng loại tranh chấp mà tòa án yêu cầu người khởi kiện phải cung cấp các chứng cứ chứng minh khác nhau, không phải trường hợp nào người khởi kiện cũng phải xuất trình giấy chứng nhận chủ quyền thì tòa án mới giải quyết.
Tranh chấp đất đai thường là tranh chấp phát sinh giữa người sử dụng đất với cơ quan nhà nước hoặc giữa những người sử dụng đất với nhau, diễn biến của tranh chấp đất đai khá đa dạng và phức tạp. Hiện nay pháp luật quy định về việc giải quyết tranh đất đai trong đó hòa giải là bước bắt buộc khi phát sinh tranh chấp đất đai. Nếu hòa giải cơ sở không thành thì hai bên có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết.

Gửi bình luận và chia sẻ bài viết này trên:

Bồi thường khi thu hồi đất

Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất đang là một trong những vấn đề nhức nhối tại Việt Nam hiện nay. Theo kết quả báo cáo hàng năm các vụ việc kiếu nại, khiếu kiện xảy ra ở Việt Nam thì có tới trên 60% phát sinh trong hoạt đồng bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Vậy do đâu mà hoạt động bồi thường khi nhà nước thu hồi đật lại gặp phải những kho khăn như vậy?

Khiếu nại thu hồi nhà đất

Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân

Đại diện tranh chấp nhà đất tại tòa

Lĩnh vực tư vấn luật, giải quyết tranh chấp đất đai - nhà ở là một trong những lĩnh vực chúng tôi tư vấn đại diện pháp lý. Lĩnh vực này do nhóm Luật sư đất đai, Luật sư nhà đất phụ trách sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất cho khách hàng. Đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách.

Tư vấn nhà đất

Tư vấn luật nhà đất về cách thức giải quyết tranh chấp, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các bên tranh chấp. Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải (nếu có);
Tin tức tổng hợp
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÀ NỘI - AVINA