TƯ VẤN LY HÔN

Thưa Quý khách :

Thực tiễn việc giải quyết ly hôn ở toà án các quận huyện có nhiều sự khác nhau về thời gian, trình tự, yêu cầu về xác nhận tình trạng hôn nhân, hoà giải địa phương........, hồ sơ, đơn ly hôn, mỗi toà án yêu cầu khác nhau về đơn, về thủ tục và các văn bản đi kèm trong hồ sơ cũng không thống nhất gây khó khăn cho quý khách, tốn kém chi phí và thời gian, với mục đích giúp quý khách hiểu và giải quyết vấn đề được toàn diện.

1. Ly hôn thuận tình (ly hôn đồng thuận)

Ly hôn thuận tình là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả 2 vợ chồng  khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản (hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn). Tòa án sẽ thực hiện theo thủ tục ly hôn thuận tình. Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì "Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn."

Như vậy điều kiện để Tòa án nhận đơn, thụ lý đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là vào thời điểm viết đơn, ký đơn, gửi đơn vợ chồng cùng tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Bên cạnh đó, nội dung thỏa thuận của vợ chồng cũng được xem xét sao cho bảo đảm được quyền lợi chính đáng của người vợ và người con khi ly hôn.

Theo hướng dẫn tại Mục 9, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải. Trong trường hợp Toà án hoà giải không thành thì Toà án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hoà giải đoàn tụ không thành.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không có phản đối sự thoả thuận đó, thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên toà khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn
  • Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con
  • Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

Trong trường hợp hoà giải tại Toà án mà thiếu một trong các điều kiện được nêu tại điểm a mục này thì Toà án lập biên bản về việc hoà giải đoàn tụ không thành về những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.

Trong trường hợp việc ly hôn chỉ theo ý chí của một bên hoặc vụ việc ly hôn có sự tranh chấp về con cái hoặc tài sản thì tòa án sẽ thụ lý vụ việc ly hôn đơn phương. Trường hợp này sẽ có những sự quy định riêng về căn cứ ly hôn, trình tự thủ tục giải quyết ly hôn...

2. Cơ quan giải quyết ly hôn thuận tình

Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 33 Bộ Luật tố tụng dân sự hiện hành, nếu vợ và chồng đồng thuận ly hôn với nhau thì hai bên có quyền lựa chon nộp đơn ở Tòa án nhân dân cấp huyện/cấp tỉnh nơi vợ hoặc chồng đang cư trú.

Về thẩm quyền của tòa án được quy định tại Điều 33, Điều 34 Bộ Luật tố tụng dân sự như sau:

“ Điều 33. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

….2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 và 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Điều 34. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

...2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 33 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.”

Thời gian tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn thuận tình

- Thời gian từ 3 tháng đến 04  tháng.

- Thời gian ly hôn nhanh: 7 ngày

Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục ly hôn đồng thuận:

  • Cần xác định là đã thống nhất tất cả các vấn đề quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản (hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn)
  • Có thể làm theo hai cách quy trình: quy trình yêu cầu Tòa giải quyết việc dân sự hoặc quy trình Tòa giải quyết vụ án dân sự.
  • Nếu trong quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn đồng thuận mà các bên có tranh chấp về các vấn đề tài sản hoặc quyền nuôi con thì tòa án sẽ chuyển sang giải quyết vụ việc Ly hôn đơn phương theo quy định chung.

Gửi bình luận và chia sẻ bài viết này trên:

Ly hôn đơn phương

Thủ tục ly hôn được chia ra: thủ tục ly hôn đồng thuận và thủ tục ly hôn đơn phương. Đối với trường hợp ly hôn đơn phương là ly hôn dựa theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng, vì vậy có rất nhiều trường hợp bên người vợ/chồng bị yêu cầu (hay còn gọi là bị đơn) sẽ không chịu hợp tác và không tham gia phiên tòa.

Tư vấn thủ tục ly hôn

Thưa Quý khách :
Thực tiễn việc giải quyết ly hôn ở toà án các quận huyện có nhiều sự khác nhau về thời gian, trình tự, yêu cầu về xác nhận tình trạng hôn nhân, hoà giải địa phương........, hồ sơ, đơn ly hôn, với mục đích giúp quý khách hiểu và giải quyết vấn đề được toàn diện.

Tài sản chung khi ly hôn

Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

Quyền nuôi con

Khi ly hôn vợ chồng sẽ đều có quyền bình đẳng với nhau trong vấn đề con cái, trong đó quyền được nuôi con sau khi ly hôn được pháp luật công nhận và quy định tại Luật hôn nhân gia đình 2014.
Tin tức tổng hợp
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÀ NỘI - AVINA