VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÀ NỘI - AVINA

Thưa Quý khách : 
Thực tiễn việc giải quyết ly hôn ở toà án các quận huyện có nhiều sự khác nhau về thời gian, trình tự, yêu cầu về xác nhận tình trạng hôn nhân, hoà giải địa phương........, hồ sơ, đơn ly hôn, mỗi toà án yêu cầu khác nhau về đơn, về thủ tục và các văn bản đi kèm trong hồ sơ cũng không thống nhất gây khó khăn cho quý khách, tốn kém chi phí và thời gian, với mục đích giúp quý khách hiểu và giải quyết vấn đề được toàn diện.

TƯ VẤN LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN

Khi ly hôn vợ chồng sẽ đều có quyền bình đẳng với nhau trong vấn đề con cái, trong đó quyền được nuôi con sau khi ly hôn được pháp luật công nhận và quy định tại Luật hôn nhân gia đình 2014. Theo đó quyền được nuôi con sau khi ly hôn được quy định cụ thể tại Điều 81 như sau: “Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”.
2. Khi ly hôn ai được quyền nuôi con?Theo quy định của pháp luật về quyền được nuôi con sau khi ly hôn thì con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ ưu tiên cho mẹ nuôi. Điều này được quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con” Như vậy trong trường hợp người mẹ không đủ điều kiện nuôi con thì người cha có quyền yêu cầu tòa án giành quyền nuôi con. Tuy nhiên đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi nếu người mẹ muốn nuôi con và có điều kiện để nuôi con thì quyền nuôi con của người mẹ gần như là tuyệt đối. Điều này nhằm đảm bảo sự chăm sóc và phát triển tốt nhất cho đứa trẻ.
Đối với trường hợp con trên 36 tháng tuổi cha mẹ có quyền nuôi con bình đẳng như nhau vì vậy đều có quyền được nuôi con sau khi ly hôn. Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình thì “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con”.  Lưu ý đối với con trên 7 tuổi thì tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con để làm căn cứ phân xử quyền nuôi con.
3. Căn cứ để giành quyền nuôi con sau ly hônĐể giành quyền nuôi con cần có đưa ra các căn cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là hợp tình hợp lý, người nuôi con cần chứng minh được khả năng nuôi con của mình là tốt nhất cho đứa trẻ bao gồm khả năng về vật chất và tinh thần.
Các yếu tố về vật chất bao gồm: gia cảnh, thu nhập, điều kiện kinh tế, tài sản...
Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ.
Quyền được nuôi con sau khi ly hôn sẽ được tòa án phân xử và ra phán quyết tại bản án hoặc cùng với quyết định ly hôn.

TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG KHI LY HÔN

Căn cứ Điều 95 LuậtHôn nhân vàgia đình năm 2000: Trong trường hợp vợ chồng khi lyhôn thì việc chia tài sản khi lyhôn theo các nguyên tắc sau: 
1. Việc chia tài sản khi lyhôn do các bên thoả thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó. 
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây: 
a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng tronggia đình được coi như lao động có thu nhập;
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch. 
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

1. Phân chia tài sản sau khi ly hôn

Trong thời kỳ hôn nhân sẽ thiết lập nên quan hệ về tài sản chung của vợ chồng. Khi ly hôn việc phân chia tài sản được đặt ra, vì vậy việc nắm rõ những quy định của pháp luật liên quan đến chế độ tài sản chung vợ chồng cũng như những nguyên tắc phân chia tài sản chung sẽ giúp cho việc giải quyết các tranh chấp mâu thuẫn của vợ chồng trong vấn đề về tài sản.
Phân chia tài sản khi ly hôn là việc tự nguyện vì vậy pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên, nếu vợ chồng không thỏa thuận được với nhau mà có yêu cầu tòa án giải quyết thì tòa án sẽ phân chia tài sản theo quy định của pháp luật.

2. Căn cứ phân chia chia tài sản sau khi ly hôn

Chia tài sản sau khi ly hôn là việc dựa trên sự thỏa thuận của vợ chồng hoặc bản án, quyết định của tòa án phân định phần quyền và nghĩa vụ của các bên đối với các tài sản cụ thể, những tài sản được chia sẽ trở thành tài sản riêng của mỗi bên. Việc chia tài sản khi ly hôn sẽ dựa trên những nguyên tắc chung. Dựa vào những nguyên tắc này tòa án có cơ sở để phân chia tài sản chung.
1. Nguyễn tắc lựa chọn giải quyết phân chia tài sản ly hôn: tôn trọng quyền thỏa thuận của hai bên nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân gia đình.
2. Nguyên tắc phân chia tài sản sau khi ly hôn:Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Nguyên tắc chịu trách nhiệm về nghĩa vụ chung tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, cụ thể,
Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan


LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN - GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP : 0989.031. 643

 

Gửi bình luận và chia sẻ bài viết này trên:

Tranh chấp quyền sử dụng đất - nhà ở

Lĩnh vực tư vấn luật, giải quyết tranh chấp đất đai - nhà ở là một trong những lĩnh vực chúng tôi tư vấn đại diện pháp lý. Lĩnh vực này do nhóm Luật sư đất đai, Luật sư nhà đất phụ trách sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất cho khách hàng. Đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách. Văn phòng luật sư cung cấp đến quý khác các dịch vụ:

Bào chữa hình sự - Bị can, Bị cáo

Tư vấn và giúp khách hàng, bị can, bị cáo tìm các chứng cứ ngoại phạm hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự, lỗi trong Tố tụng hình sự. Tư vấn và giúp khách hàng, bị can, bị cáo nhận thức rõ được quyền và nghĩa vụ của họ trong điều kiện, hoàn cảnh thực tại, trên cơ sở đó đối chiếu với quy định của pháp luật tư vấn và hướng dẫn khách hàng, bị can, bị cáo khai khi bị hỏi cung trước các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc trước phiên Tòa tránh tình trạng bị ép cung, mớm cung, dụ cung nhằm minh oan, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Bồi thường thu hồi đất đai - nhà ở

Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất đang là một trong những vấn đề nhức nhối tại Việt Nam hiện nay. Theo kết quả báo cáo hàng năm các vụ việc kiếu nại, khiếu kiện xảy ra ở Việt Nam thì có tới trên 60% phát sinh trong hoạt đồng bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Vậy do đâu mà hoạt động bồi thường khi nhà nước thu hồi đật lại gặp phải những kho khăn như vậy?

Tin tức tổng hợp
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÀ NỘI - AVINA