TƯ VẤN LY HÔN

Thưa Quý khách :

Thực tiễn việc giải quyết ly hôn ở toà án các quận huyện có nhiều sự khác nhau về thời gian, trình tự, yêu cầu về xác nhận tình trạng hôn nhân, hoà giải địa phương........, hồ sơ, đơn ly hôn, mỗi toà án yêu cầu khác nhau về đơn, về thủ tục và các văn bản đi kèm trong hồ sơ cũng không thống nhất gây khó khăn cho quý khách, tốn kém chi phí và thời gian, với mục đích giúp quý khách hiểu và giải quyết vấn đề được toàn diện.

1. Thủ tục Ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu một bên)

Khi mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng trầm trọng, cuộc sống vợ chồng không chia sẻ được với nhau, mục đích hôn nhân không đạt được thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án xem xét cho ly hôn để chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng.

Nếu không đồng thuận tất cả các vấn đề liên quan (quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, tài sản) thì thực hiện theo thủ tục ly hôn đơn phương, Tòa án sẽ tiến hành xét xử theo quy định pháp luật.

Ly hôn đơn phương là việc ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ/chồng, tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."

Như vậy để được tòa án thụ lý đơn ly hôn đơn phương thì cần phải có căn cứ ly hôn, căn cứ ly hôn trong trường hợp này bao gồm:

+ Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được;

+ Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn;

+ Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Theo hướng dẫn tại Mục 8 về Căn cứ ly hôn tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

a. Về căn cứ tính trạng hôn nhân trầm trọng được hướng dẫn như sau:

- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

b. Đối với trường hợp " vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn". Thực tiễn cho thấy có thể xảy ra hai trường hợp như sau:

b.1. Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp này nếu Toà án tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết cho ly hôn; nếu Toà án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các yêu cầu của người vợ hoặc người chồng.

b.2. Người vợ hoặc người chồng đã bị Toà án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Sau khi bản án của Toà án tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp này Toà án giải quyết cho ly hôn.

2. Cơ quan tiến hành thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương

  • Tòa án cấp quận/huyện nơi cư trú của bị đơn (người bị khởi kiện);
  • Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài thì Tòa án cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

Về nguyên tắc, thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ án ly hôn sẽ được xác định trên cơ sở thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án đối với các vụ án dân sự.

Tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 xác định thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án như sau:

“a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

c) Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.”

 

 Luật sư tư vấn về ly hôn:

  • Hướng dẫn, tư vấn cho khách chuẩn bị hồ sơ để nộp tại Tòa án yêu cầu về việc ly hôn đơn phương.
  • Tư vấn các tranh chấp trong vụ việc ly hôn đơn phương: tranh chấp về quan hệ hôn nhân, con cái, tài sản.
  • Soạn thảo đơn từ và các giấy tờ liên quan cho khách hàng;
  • Hỗ trợ khách hàng hoàn tất các thủ tục ly hôn đơn phương cho đến khi có quyết định ly hôn của Tòa án.

Gửi bình luận và chia sẻ bài viết này trên:

Ly hôn thuận tình

Ly hôn thuận tình là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả 2 vợ chồng  khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản (hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn). Tòa án sẽ thực hiện theo thủ tục ly hôn thuận tình. Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Tư vấn thủ tục ly hôn

Thưa Quý khách :
Thực tiễn việc giải quyết ly hôn ở toà án các quận huyện có nhiều sự khác nhau về thời gian, trình tự, yêu cầu về xác nhận tình trạng hôn nhân, hoà giải địa phương........, hồ sơ, đơn ly hôn, với mục đích giúp quý khách hiểu và giải quyết vấn đề được toàn diện.

Tài sản chung khi ly hôn

Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

Quyền nuôi con

Khi ly hôn vợ chồng sẽ đều có quyền bình đẳng với nhau trong vấn đề con cái, trong đó quyền được nuôi con sau khi ly hôn được pháp luật công nhận và quy định tại Luật hôn nhân gia đình 2014.
Tin tức tổng hợp
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÀ NỘI - AVINA