TƯ VẤN LY HÔN

Thưa Quý khách :

1. Thực tiễn việc giải quyết ly hôn ở toà án các quận huyện có nhiều sự khác nhau về thời gian, trình tự, yêu cầu về xác nhận tình trạng hôn nhân, hoà giải địa phương........, hồ sơ, đơn ly hôn, mỗi toà án yêu cầu khác nhau về đơn, về thủ tục và các văn bản đi kèm trong hồ sơ cũng không thống nhất gây khó khăn cho quý khách, tốn kém chi phí và thời gian, với mục đích giúp quý khách hiểu và giải quyết vấn đề được toàn diện.

 

Khi ly hôn vợ chồng sẽ đều có quyền bình đẳng với nhau trong vấn đề con cái, trong đó quyền được nuôi con sau khi ly hôn được pháp luật công nhận và quy định tại Luật hôn nhân gia đình 2014. Theo đó quyền được nuôi con sau khi ly hôn được quy định cụ thể tại Điều 81 như sau: “Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”.

2. Khi ly hôn ai được quyền nuôi con?

Theo quy định của pháp luật về quyền được nuôi con sau khi ly hôn thì con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ ưu tiên cho mẹ nuôi. Điều này được quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con” Như vậy trong trường hợp người mẹ không đủ điều kiện nuôi con thì người cha có quyền yêu cầu tòa án giành quyền nuôi con. Tuy nhiên đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi nếu người mẹ muốn nuôi con và có điều kiện để nuôi con thì quyền nuôi con của người mẹ gần như là tuyệt đối. Điều này nhằm đảm bảo sự chăm sóc và phát triển tốt nhất cho đứa trẻ.
Đối với trường hợp con trên 36 tháng tuổi cha mẹ có quyền nuôi con bình đẳng như nhau vì vậy đều có quyền được nuôi con sau khi ly hôn. Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình thì “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con”.  Lưu ý đối với con trên 7 tuổi thì tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con để làm căn cứ phân xử quyền nuôi con.

3. Căn cứ để giành quyền nuôi con sau ly hôn

Để giành quyền nuôi con cần có đưa ra các căn cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là hợp tình hợp lý, người nuôi con cần chứng minh được khả năng nuôi con của mình là tốt nhất cho đứa trẻ bao gồm khả năng về vật chất và tinh thần.
Các yếu tố về vật chất bao gồm: gia cảnh, thu nhập, điều kiện kinh tế, tài sản...
Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ.
Quyền được nuôi con sau khi ly hôn sẽ được tòa án phân xử và ra phán quyết tại bản án hoặc cùng với quyết định ly hôn.

Gửi bình luận và chia sẻ bài viết này trên:

Ly hôn thuận tình

Ly hôn thuận tình là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả 2 vợ chồng  khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản (hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn). Tòa án sẽ thực hiện theo thủ tục ly hôn thuận tình. Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Ly hôn đơn phương

Thủ tục ly hôn được chia ra: thủ tục ly hôn đồng thuận và thủ tục ly hôn đơn phương. Đối với trường hợp ly hôn đơn phương là ly hôn dựa theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng, vì vậy có rất nhiều trường hợp bên người vợ/chồng bị yêu cầu (hay còn gọi là bị đơn) sẽ không chịu hợp tác và không tham gia phiên tòa.

Tư vấn thủ tục ly hôn

Thưa Quý khách :
Thực tiễn việc giải quyết ly hôn ở toà án các quận huyện có nhiều sự khác nhau về thời gian, trình tự, yêu cầu về xác nhận tình trạng hôn nhân, hoà giải địa phương........, hồ sơ, đơn ly hôn, với mục đích giúp quý khách hiểu và giải quyết vấn đề được toàn diện.

Tài sản chung khi ly hôn

Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
Tin tức tổng hợp
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÀ NỘI - AVINA