LUẬT SƯ VÀ CUỘC SỐNG
Luật sư chúng tôi thường xuyên thực hiện trợ giúp pháp lý cho tất cả các đối tượng trợ giúp được quy định tại Luật trợ giúp pháp lý. Lĩnh vực trợ giúp pháp lý bao gồm: Hình sự; Dân sự; Hôn nhân và gia đình; Đất đai…
Có rất nhiều người quan tâm đến việc nếu nhận trợ giúp pháp lý thì Luật sư sẽ làm những gì để giúp đỡ họ. Nhận vụ việc mà không thu phí thì liệu rằng Luật sư có thể làm việc một cách nhiệt tình hay không?
Theo Luật luật sư thì Luật sư có thể thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật. Hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí của luật sư được gắn với hai yêu cầu cụ thể như:
1. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí, luật sư phải tận tâm với người được trợ giúp như đối với khách hàng trong những vụ, việc có thù lao.
2. Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí theo Điều lệ của tổ chức luật sư toàn quốc.
Các Luật sư luôn nhận ý thức rằng : việc tham gia trợ giúp pháp lý không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của chính mình. Vì vậy, dù không có thù lao nhưng khi đã nhận vụ việc, Luật sư đều cố gắng hết sức mình
Có thể lấy ví dụ cụ thể, khi tham gia trợ giúp pháp lý trong các vụ án dân sự, vai trò của Luật sư được khẳng định rõ thông qua việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự ( người được trợ giúp pháp lý). Thông thường Luật sư sẽ thực hiện các công việc sau:
- Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được tham gia phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm nếu Toà án xét thấy cần thiết.
- Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Toà án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Tham gia việc hoà giải, tham gia phiên toà hoặc có văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
- Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Với những quy định này, Luật sư có vai trò như một cố vấn pháp luật nhằm giúp đỡ đương sự( người được trợ giúp pháp lý) bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật
Để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự theo quy định của pháp luật, mỗi Luật sư cần phải có một kỹ năng tư vấn hết sức chuẩn xác và linh hoạt.
Trong giai đoạn tiền tố tụng: Khi nhận được yêu cầu trợ giúp pháp lý, Luật sư sẽ phải xác định xem yêu cầu của đương sự là quan hệ pháp luật nào, tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyên giải quyết của Toà án hay không? Có nên khởi khiện hay không? Nếu khởi kiện thì thủ tục ra sao?
Luật sư sẽ lên kế hoạch thực hiện công việc của mình như sau:
- Gặp gỡ, trao đổi với người được trợ giúp pháp lý về nội dung vụ việc tranh chấp
Trong giai đoạn tố tụng: Luật sư sẽ hướng dẫn đương sự thu thập chứng cứ ; Giao nộp chứng cứ cho Tòa và đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ; Hướng dẫn cho các đương sự tự nguyện hòa giải
Đồng thời Luật sư tiến hành nghiên cứu hồ sơ để trên cơ sở đó có hướng giải quyết phù hợp và chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ tại phiên tòa.
Ngoài ra, Luật sư sẽ hướng dẫn cho đương sự làm thủ tục kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Đối với các việc dân sự: khi người được trợ giúp pháp lý có đơn yêu cầu, Luật sư sẽ giúp họ chuẩnbị hố sơ yêu cầu và tham gia trong giai đoạn Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu. Công việc thường làm là:
- Trao đổi, tiếp xúc với người được trợ giúp pháp lý để xác định yêu cầu có thuộc thủ tục giải quyết việc hay không;
- Xác định thời hiệu yêu cầu , thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
- Hướng dẫn người được trợ giúp soạn thảo đơn yêu cầu
- Hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý thu thập chứng cứ để gửi kèm theo đơn yêu cầu và chuẩn bị hồ sơ yêu cầu cho người được trợ giúp pháp lý
- Thu thập chứng cứ trong trường hợp họ không thể tự thu thập được.
- Nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị các căn cứ pháp lý trong việc tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu.
- Giúp người được trợ giúp pháp lý kháng cáo và tham gia thủ tục phúc thẩm việc dân sự.
Có rất nhiều người quan tâm đến việc nếu nhận trợ giúp pháp lý thì Luật sư sẽ làm những gì để giúp đỡ họ. Nhận vụ việc mà không thu phí thì liệu rằng Luật sư có thể làm việc một cách nhiệt tình hay không?
Theo Luật luật sư thì Luật sư có thể thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật. Hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí của luật sư được gắn với hai yêu cầu cụ thể như:
1. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí, luật sư phải tận tâm với người được trợ giúp như đối với khách hàng trong những vụ, việc có thù lao.
2. Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí theo Điều lệ của tổ chức luật sư toàn quốc.
Các Luật sư luôn nhận ý thức rằng : việc tham gia trợ giúp pháp lý không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của chính mình. Vì vậy, dù không có thù lao nhưng khi đã nhận vụ việc, Luật sư đều cố gắng hết sức mình
Có thể lấy ví dụ cụ thể, khi tham gia trợ giúp pháp lý trong các vụ án dân sự, vai trò của Luật sư được khẳng định rõ thông qua việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự ( người được trợ giúp pháp lý). Thông thường Luật sư sẽ thực hiện các công việc sau:
- Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được tham gia phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm nếu Toà án xét thấy cần thiết.
- Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Toà án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Tham gia việc hoà giải, tham gia phiên toà hoặc có văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
- Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Với những quy định này, Luật sư có vai trò như một cố vấn pháp luật nhằm giúp đỡ đương sự( người được trợ giúp pháp lý) bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật
Để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự theo quy định của pháp luật, mỗi Luật sư cần phải có một kỹ năng tư vấn hết sức chuẩn xác và linh hoạt.
Trong giai đoạn tiền tố tụng: Khi nhận được yêu cầu trợ giúp pháp lý, Luật sư sẽ phải xác định xem yêu cầu của đương sự là quan hệ pháp luật nào, tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyên giải quyết của Toà án hay không? Có nên khởi khiện hay không? Nếu khởi kiện thì thủ tục ra sao?
Luật sư sẽ lên kế hoạch thực hiện công việc của mình như sau:
- Gặp gỡ, trao đổi với người được trợ giúp pháp lý về nội dung vụ việc tranh chấp
Trong giai đoạn tố tụng: Luật sư sẽ hướng dẫn đương sự thu thập chứng cứ ; Giao nộp chứng cứ cho Tòa và đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ; Hướng dẫn cho các đương sự tự nguyện hòa giải
Đồng thời Luật sư tiến hành nghiên cứu hồ sơ để trên cơ sở đó có hướng giải quyết phù hợp và chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ tại phiên tòa.
Ngoài ra, Luật sư sẽ hướng dẫn cho đương sự làm thủ tục kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Đối với các việc dân sự: khi người được trợ giúp pháp lý có đơn yêu cầu, Luật sư sẽ giúp họ chuẩnbị hố sơ yêu cầu và tham gia trong giai đoạn Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu. Công việc thường làm là:
- Trao đổi, tiếp xúc với người được trợ giúp pháp lý để xác định yêu cầu có thuộc thủ tục giải quyết việc hay không;
- Xác định thời hiệu yêu cầu , thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
- Hướng dẫn người được trợ giúp soạn thảo đơn yêu cầu
- Hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý thu thập chứng cứ để gửi kèm theo đơn yêu cầu và chuẩn bị hồ sơ yêu cầu cho người được trợ giúp pháp lý
- Thu thập chứng cứ trong trường hợp họ không thể tự thu thập được.
- Nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị các căn cứ pháp lý trong việc tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu.
- Giúp người được trợ giúp pháp lý kháng cáo và tham gia thủ tục phúc thẩm việc dân sự.
Gửi bình luận và chia sẻ bài viết này trên: