CÁC TỘI PHẠM
HÀNH VI DÙNG VŨ LỰC ĐÒI NỢ
VÀ CÁC HẬU QUẢ CỦA NÓ
Khi đòi nợ không được nhiều người đã tìm đến nhiều cách thức đòi nợ kiểu, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, xã hội đen. Và như vậy liệu cách đòi nợ đó có phạm luật?
- Dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp con nợ để giải quyết
Thực tế những năm gần đây, đặc biệt là những năm kinh tế gặp nhiều khó khăn tình hình vay nợ đến mất khả năng trả nợ ngày càng tăn và khi nợ đến hạn con nợ không có khả năng thanh toán đã xảy ra nhiều vụ vỡ nợ có quy mô lớn, chủ nợ đã dùng vũ lực, hay các biện pháp thuê dịch vụ chuyên đời nợ thuê để đòi nợ, thậm chí để uy hiếp con nợ hòng trả tiền không ít chủ nợ còn thuê hẳn xã hội đen để giải quyết.
Như vậy, trong các trường hợp nợ quá hạn không trả được hẩu hết các chủ nợ khi có tranh chấp xảy ra đã không giải quyết bằng con đường kiện tụng hay nhờ cơ quan tố tụng can thiệp mà họ tự giải quyết, liệu như vậy có hợp pháp?
Cũng cần khẳng định rằng, nhiều trường hợp khi xảy ra tranh chấp về nợ nần, nếu bản thân người cho vay (chủ nợ) tự đòi tiền theo kiểu “xã hội đen” thì tùy từng hành vi, mức độ, cách thức mà có thể sẽ bị xử lý hình sự về các tội sau :
I. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
II. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Đối với trẻ em;
e) Đối với nhiều người;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
h) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
i) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười tám năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
IV. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
V. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
VI. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Hành hung để tẩu thoát;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu
-Trong trường hợp việc thu hồi nợ mặc dù tiền không thu được, không chứng minh được hành vi chiếm đoạt tài sản ( tiền, vật ) để thu hồi nợ, nhưng dẫn đến va chạm đánh nhau…., hoặc gây thương tích thì tùy vào mức độ mà có thể bị truy cứu theo các tội danh sau :
Điều 104.Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
Khoản 1.Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
e) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
f) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2.Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3.Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4.Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân”.
LƯU Ý: Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 có quy định về vấn đề Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại cụ thể như sau:
“1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104 ( Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác), 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
Như vậy, nếu hành vi cố ý gây thương tích của bạn thuộc khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì chỉ bị khởi tố khi người bị hại yêu cầu khởi tố vụ án và ngược lại. Trong trường hợp này nếu gia đình người bị hại đã rút đơn (có thể hiểu là rút yêu cầu khởi tố) thì bạn sẽ không làm sao cả.
THAM KHẢO
Đòi tiền bằng con đường kiện dân sự
Kiện dân sự trong trường hợp chỉ là giao dịch dân sự vay tiền thông thường bằng hình thức, người cho vay tiền muốn đòi được nợ quá hạn mà bên vay chưa thanh toán thì phải gửi đơn khởi kiện đến Tòa án. Đồng thời để đảm bảo đơn kiện được Tòa án chấp thuận và thụ lý bên cho vay cần phải cung cấp các cần tài liệu chứng cứ liên quan đến việc xác định đã có quan hệ giao dịch vay tiền trên thực tế, thông qua các tài liệu chứng minh có việc vay tiền, nhận tiền giữa hai bên. Theo đó, người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, Tòa án chỉ có căn cứ để giải quyết khi người cho vay tiền phải có bằng chứng, chứng cứ thể hiện mối quan hệ vay hoặc cả hai bên đều thừa nhận có giao dịch vay tiền trên thực tế.
Trong trường hợp việc vay mượn giữa hai bên không thiết lập hợp đồng, cũng không có giấy biên nhận hay giấy ghi nợ thì bên cho vay có thể xuất trình cho Tòa án các chứng cứ như bản ghi âm cuộc giao dịch vay tiền, nội dung tin nhắn vay tiền, hay nội dung email, người làm chứng xác nhận có việc vay tiền của bị đơn đối với nguyên đơn.v.v. Đây sẽ là chứng cứ trong trường hợp không có giấy tờ có giá trị chứng minh trực tiếp khoản vay. Tuy nhiên đây là trường hợp khó đòi nợ hơn do tính phức tạp của quá trình chứng minh. Do đó, đòi hỏi bên cho vay muốn đòi được khoản nợ phải tích cực cung cấp chứng cứ để đủ cơ sở lấy lại khoản tiền nợ ngắn hạn.
Cũng cần nhấn mạnh rằng, trong trường hợp Tòa án công nhận có khoản vay trên thực tế, bên cho vay chưa trả tiền thì để đòi được khoản tiền vay này, bên cho vay phải làm đơn xin Thi hành án Dân sự kê biên, phát mại để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người vay tiền. Và như vậy, nếu bên vay không có tài sản để thi hành án thì bao giờ mới đòi được nợ?
Tố giác tội phạm để lấy lại khoản vay
Mặt khác, việc đòi nợ cũng có thể giải quyết bằng con đường hình sự, thông qua việc tố giác tội phạm. Tùy từng trường hợp cụ thể nếu có đủ căn cứ xác định tội phạm, người vay tiền đã có những hành vi đủ yếu tố cấu thành Tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hoặc tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” thì người cho vay tiền cần làm đơn tố giác gửi Cơ quan điều tra, để nghị tiến hành điều tra khởi tố vụ án. Đó là các trường hợp người vay tiền có hành vi gian dối ngay từ khi thực hiện giao dịch hoặc có hành vi lạm dụng tín nhiệm để vay tài sản hoặc vay tài sản sau đó tẩu tán tài sản, bỏ trốn... nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng khoản tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng thanh toán, có tài sản nhưng cố tình không trả nợ.v.v. Nếu xảy ra vụ án hình sự thì khi xét xử tòa án sẽ giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, theo đó người vay tiền vừa bị giải quyết về vấn đề hình sự vừa phải bồi thường số tiền chiếm đoạt cho người bị hại do hành vi phạm tội mà người vay tiền gây ra, theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng Hình sự.
VÀ CÁC HẬU QUẢ CỦA NÓ
Khi đòi nợ không được nhiều người đã tìm đến nhiều cách thức đòi nợ kiểu, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, xã hội đen. Và như vậy liệu cách đòi nợ đó có phạm luật?
- Dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp con nợ để giải quyết
Thực tế những năm gần đây, đặc biệt là những năm kinh tế gặp nhiều khó khăn tình hình vay nợ đến mất khả năng trả nợ ngày càng tăn và khi nợ đến hạn con nợ không có khả năng thanh toán đã xảy ra nhiều vụ vỡ nợ có quy mô lớn, chủ nợ đã dùng vũ lực, hay các biện pháp thuê dịch vụ chuyên đời nợ thuê để đòi nợ, thậm chí để uy hiếp con nợ hòng trả tiền không ít chủ nợ còn thuê hẳn xã hội đen để giải quyết.
Như vậy, trong các trường hợp nợ quá hạn không trả được hẩu hết các chủ nợ khi có tranh chấp xảy ra đã không giải quyết bằng con đường kiện tụng hay nhờ cơ quan tố tụng can thiệp mà họ tự giải quyết, liệu như vậy có hợp pháp?
Cũng cần khẳng định rằng, nhiều trường hợp khi xảy ra tranh chấp về nợ nần, nếu bản thân người cho vay (chủ nợ) tự đòi tiền theo kiểu “xã hội đen” thì tùy từng hành vi, mức độ, cách thức mà có thể sẽ bị xử lý hình sự về các tội sau :
I. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
II. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Đối với trẻ em;
e) Đối với nhiều người;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
h) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
i) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười tám năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
IV. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
V. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
VI. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Hành hung để tẩu thoát;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu
-Trong trường hợp việc thu hồi nợ mặc dù tiền không thu được, không chứng minh được hành vi chiếm đoạt tài sản ( tiền, vật ) để thu hồi nợ, nhưng dẫn đến va chạm đánh nhau…., hoặc gây thương tích thì tùy vào mức độ mà có thể bị truy cứu theo các tội danh sau :
Điều 104.Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
Khoản 1.Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
e) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
f) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2.Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3.Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4.Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân”.
LƯU Ý: Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 có quy định về vấn đề Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại cụ thể như sau:
“1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104 ( Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác), 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
Như vậy, nếu hành vi cố ý gây thương tích của bạn thuộc khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì chỉ bị khởi tố khi người bị hại yêu cầu khởi tố vụ án và ngược lại. Trong trường hợp này nếu gia đình người bị hại đã rút đơn (có thể hiểu là rút yêu cầu khởi tố) thì bạn sẽ không làm sao cả.
THAM KHẢO
Đòi tiền bằng con đường kiện dân sự
Kiện dân sự trong trường hợp chỉ là giao dịch dân sự vay tiền thông thường bằng hình thức, người cho vay tiền muốn đòi được nợ quá hạn mà bên vay chưa thanh toán thì phải gửi đơn khởi kiện đến Tòa án. Đồng thời để đảm bảo đơn kiện được Tòa án chấp thuận và thụ lý bên cho vay cần phải cung cấp các cần tài liệu chứng cứ liên quan đến việc xác định đã có quan hệ giao dịch vay tiền trên thực tế, thông qua các tài liệu chứng minh có việc vay tiền, nhận tiền giữa hai bên. Theo đó, người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, Tòa án chỉ có căn cứ để giải quyết khi người cho vay tiền phải có bằng chứng, chứng cứ thể hiện mối quan hệ vay hoặc cả hai bên đều thừa nhận có giao dịch vay tiền trên thực tế.
Trong trường hợp việc vay mượn giữa hai bên không thiết lập hợp đồng, cũng không có giấy biên nhận hay giấy ghi nợ thì bên cho vay có thể xuất trình cho Tòa án các chứng cứ như bản ghi âm cuộc giao dịch vay tiền, nội dung tin nhắn vay tiền, hay nội dung email, người làm chứng xác nhận có việc vay tiền của bị đơn đối với nguyên đơn.v.v. Đây sẽ là chứng cứ trong trường hợp không có giấy tờ có giá trị chứng minh trực tiếp khoản vay. Tuy nhiên đây là trường hợp khó đòi nợ hơn do tính phức tạp của quá trình chứng minh. Do đó, đòi hỏi bên cho vay muốn đòi được khoản nợ phải tích cực cung cấp chứng cứ để đủ cơ sở lấy lại khoản tiền nợ ngắn hạn.
Cũng cần nhấn mạnh rằng, trong trường hợp Tòa án công nhận có khoản vay trên thực tế, bên cho vay chưa trả tiền thì để đòi được khoản tiền vay này, bên cho vay phải làm đơn xin Thi hành án Dân sự kê biên, phát mại để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người vay tiền. Và như vậy, nếu bên vay không có tài sản để thi hành án thì bao giờ mới đòi được nợ?
Tố giác tội phạm để lấy lại khoản vay
Mặt khác, việc đòi nợ cũng có thể giải quyết bằng con đường hình sự, thông qua việc tố giác tội phạm. Tùy từng trường hợp cụ thể nếu có đủ căn cứ xác định tội phạm, người vay tiền đã có những hành vi đủ yếu tố cấu thành Tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hoặc tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” thì người cho vay tiền cần làm đơn tố giác gửi Cơ quan điều tra, để nghị tiến hành điều tra khởi tố vụ án. Đó là các trường hợp người vay tiền có hành vi gian dối ngay từ khi thực hiện giao dịch hoặc có hành vi lạm dụng tín nhiệm để vay tài sản hoặc vay tài sản sau đó tẩu tán tài sản, bỏ trốn... nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng khoản tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng thanh toán, có tài sản nhưng cố tình không trả nợ.v.v. Nếu xảy ra vụ án hình sự thì khi xét xử tòa án sẽ giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, theo đó người vay tiền vừa bị giải quyết về vấn đề hình sự vừa phải bồi thường số tiền chiếm đoạt cho người bị hại do hành vi phạm tội mà người vay tiền gây ra, theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Gửi bình luận và chia sẻ bài viết này trên: