CÁC TỘI PHẠM

Tội cướp tài sản
 
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến  mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
PHÂN BIỆT TỘI CƯỚP VỚI MỘT SỐ TỘI DANH XÂM PHẠM SỞ HỮU KHÁC
- Tội "Cưỡng đoạt tài sản" quy định tại Điều 135 BLHS có hành vi khách quan "đe doạ sẽ dùng vũ lực…" là hành vi doạ sẽ gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng trong tương lai nếu không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội. Khác với tội "Cướp tài sản" đe doạ "dùng vũ lực ngay tức khắc" thì tội "Cưỡng đoạt tài sản" là đe doạ "sẽ dùng vũ lực" tức là dùng vũ lực trong tương lai, có khoảng cách về thời gian. Sự đe doạ này không có tính nguy hiểm như tội cướp. Người bị đe doạ còn có điều kiện để chống cự lại, có thời gian để báo cáo với cơ quan có thẩm quyền xử lý trước khi hành vi chiếm đoạt xảy ra.
- Tội "Công nhiên chiếm đoạt tài sản", tội "Cướp giật tài sản" và tội "Trộm cắp tài sản" quy định tại các điều 136, 137, 138 BLHS, đối với các tội phạm này, hành vi khách quan ban đầu khác nhau, người có hành vi cướp giật tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai, không có ý định che dấu hành vi đó. Đối với tội cướp giật tài sản là lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu tài sản, người pham tội nhanh chóng tiếp cận chủ sở hữu tài sản để chiếm đoạt và lẩn tránh. Đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thì công khai, lợi dụng hoàn cảnh chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản để chiếm đoạt tài sản. Đối với tội "Trộm cắp tài sản" thì người phạm tội lén lút chiếm đoạt tài sản.
- Cần chú ý là trong các trường hợp trên, nếu người phạm tội đang trong giai đoạn chiếm đoạt tài sản như vừa cầm được tài sản trong tay người bị hại thì người bị hại giành giật lại, hoặc đang trong lúc giằng co tài sản mà người phạm tội đánh, đấm, đâm, chém… người bị hại để chiếm đoạt bằng được tài sản đó thì lúc này người phạm tội đã dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản và do đó chuyển hoá thành tội "Cướp tài sản". Tuy nhiên trong trường hợp hành vi phạm tội trên đã hoàn thành, nhưng do bị phát hiện đuổi bắt mà đánh, chém… người bị hại hoặc người đuổi bắt thì đây chỉ là hành hung để tẩu thoát. Ví dụ: một người có hành vi trộm cắp tiền của người khác, khi họ vừa móc túi người bị hại, người bị hại giữ được tay họ đang cầm ví tiền, hai người đang giằng co, người phạm tội đấm, đánh người kia, làm họ bỏ tay ra, người phạm tội đút ví tiền vào túi của mình rồi chạy trốn thì trường hợp này tội trộm cắp tài sản đã chuyển hoá thành tội “Cướp tài sản”. Nếu người phạm tội đã lấy được tài sản và bỏ đi một đoạn, người bị hại phát hiện mất trộm, nên đuổi theo bắt người phạm tội và bị đánh trả thì vẫn là tội trộm cắp tài sản với tình tiết định khung hình phạt: “hành hung để tẩu thoát” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS.

PHÂN TÍCH DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TỘI DANH CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN:
 
 Tội “Cưỡng đoạt tài sản” được quy định tại điều 135 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Theo đó “người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”.

Ngoài những dấu hiệu về chủ thể phải đủ năng lực hành vi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội “Cưỡng đoạt tài sản” thì mục đích chiếm đoạt là yếu tố bắt buộc trong cấu thành của tội này. Nếu người phạm tội không có mục đích chiếm đoạt tài sản mà hành vi nhằm một đích khác thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự tội “Cưỡng đoạt tài sản”.
 Tội "Cưỡng đoạt tài sản" quy định tại Điều 135 Bộ luật Hình sự có hành vi khách quan "đe doạ sẽ dùng vũ lực…" là hành vi doạ sẽ gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng trong tương lai nếu không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội. Khác với tội "Cướp tài sản" đe doạ "dùng vũ lực ngay tức khắc" thì tội "Cưỡng đoạt tài sản" là đe doạ "sẽ dùng vũ lực" tức là dùng vũ lực trong tương lai, có khoảng cách về thời gian. Sự đe doạ này không có tính nguy hiểm như tội cướp.

Trường hợp một số phóng viên, công tác viên của một số báo có thể không có hành vi đe dọa dùng vũ lực nhưng lại dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần đối với cá nhân, tổ chức bằng việc đăng hoặc không đăng bài báo nhằm ép cá nhân, tổ chức đó phải đưa tiền cho mình cũng thỏa mãn dấu hiệu phạm tội của tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Ở đây, người bị đe doạ, uy hiếp tinh thần còn có điều kiện để chống cự lại, có thời gian để báo cáo với cơ quan có thẩm quyền xử lý trước khi hành vi chiếm đoạt xảy ra.

Thực tế, quá trình diễn biến tội phạm, nếu người phạm tội đang trong giai đoạn chiếm đoạt tài sản như vừa cầm được tài sản trong tay người bị hại thì người bị hại giành giật lại, hoặc đang trong lúc giằng co tài sản mà người phạm tội đánh, đấm, đâm, chém… người bị hại để chiếm đoạt bằng được tài sản đó thì lúc này người phạm tội đã dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản và do đó chuyển hoá thành tội "Cướp tài sản" chứ không còn là “Cưỡng đoạt tài sản”.

Tội “Cưỡng đoạt tài sản” là nhóm tội có cấu thành hình thức. Tức là khi người phạm tội có hành vi mà điều luật mô tả thì tội phạm đã hoàn thành. Tội này có khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù.
 
Tội cưỡng đoạt tài sản ?
 
Đáp: 
 
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
  
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
 
a) Có tổ chức;
 
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
 
c) Tái phạm nguy hiểm;
 
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
 
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
 
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
 
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
 
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
 
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
 
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
 
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
 
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
 
Định nghĩa: Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Tội cướp giật :
 
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười  năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu  thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương  tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến  mười lăm năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm  chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
 
PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN:
 
(*) Phân biệt tội cướp, cướp giật và cưỡng đoạt tài sản:
Về cấu thành tội phạm: Cấu thành cơ bản “tội cướp tài sản” được Khoản 1 Điều 133 Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”.
Về hành vi khách quan của tội phạm được thể hiện ở các hành vi sau:
- Dùng vũ lực: là dùng sức mạnh vật chất tấn công người chủ tài sản, người quản lý tài sản hoặc bất kỳ người nào khác ngăn cản việc chiếm đoạt của người phạm tội nhằm đè bẹp sự phản kháng, làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực thường là đấm, đá, trói… hoặc kèm theo sử dụng các phương tiện, công cụ như dao, súng…;
- Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: là đe dạo dùng tức khắc sức mạnh vất chất được thể hiện bằng lời nói, cử chỉ hành động đe dọa sẽ tấn công người quản lý tài sản hoặc những người khác nếu không đáp ứng yêu cầu hoặc có ý định ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Ví dụ: A dùng súng bắn chỉ thiên và đe dọa, bắt B phải tháo đồ trang sức trên người đưa cho hắn nếu không hắn sẽ bắn chết ngay…
Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được để chiếm đoạt tài sản: Người phạm tội không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, xong bằng mọi cách thức, thủ đoạn, người phạm tội đã đưa nạn nhân vào một tình trạng không còn khả năng quản lý được tài sản như dùng ê te, các loại thuốc ngủ đầu độc nạn nhân, dùng dây chằng qua đường làm nạn nhân vấp ngã để cướp tài sản…
Thời điểm hoàn thành của tội cướp tài sản được tính từ khi người phạm tội có một trong các hành vi nói trên.
Mặt chủ quan của tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp, vì mục đích vụ lợi.
Chủ thể của tội phạm: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 14 tuổi.
 
- Vậy tội cướp giật tài sản khác với tội cướp tài sản như thế nào?
Khác với tội cướp tài sản, người thực hiện hành vi cướp giật tài sản không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc dùng hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được; mà lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang rồi nhanh chóng tẩu thoát.
 
- Trường hợp đối tượng cướp giật tài sản bị phát hiện, có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc thì có phạm tội cướp tài sản?
Ở đây cần phân biệt hai trường hợp: Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc chiếm đoạt được tài sản nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại mà người phạm tội vẫn tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt bằng được tài sản thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản.
Nếu có hành vi hành hung chỉ nhằm mục đích tẩu thoát thì vẫn phạm tội cướp giật tài sản với tình tiết tăng nặng định khung: Hành hung để tẩu thoát.
 
- BLHS còn có quy định “tội công nhiên chiếm đoạt tài sản”. Tôi có thể giải thích rõ hơn:
Tuy có cùng hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản như tội cướp giật tài sản, nhưng người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ lợi dụng tình trạng người quản lý tài sản không có khả năng ngăn cản để công khai chiếm đoạt tài sản của họ.
Ví dụ: Một người thợ điện đang sửa điện trên cột điện cao thế, đã thắt dây an toàn, tội phạm đã lợi dụng người thợ điện không có khả năng ngăn cản vì đang ở trên cột cao không thể xuống ngay được đã công khai dùng chìa khóa mở khóa xe máy của người thợ điện để dưới chân cột và nổ máy đi. Mặc dù người thợ điện nhìn thấy nhưng không thể ngăn cản được.
 
- Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hai tội cuớp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Vậy đâu là dấu hiệu để nhận biết?
Cấu thành cơ bản “tội cưỡng đoạt tài sản” được Khoản 1 Điều 135 BLHS quy định: “Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”.
Đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản: Đe dọa gây thiệt hại về thể chất, vật chất cho người chủ tài sản nếu người đó không đáp ứng, không làm thỏa mãn yêu cầu về tài sản cho người phạm tội. Việc đe dọa dùng vũ lực không dẫn đến việc dùng vũ lực ngay tức khắc mà có khoảng thời gian nhất định để người bị đe dọa suy nghĩa, cân nhắc lựa chọn để quyết định trao hay không trao tài sản.
Đây là điểm khác nhau cơ bản của hành vi đe dọa dùng vũ lực trong tội cưỡng đoạt tài sản với hành vi đe dọa dùng dùng ngay tức khắc vũ lực trong tội cướp tài sản. Trong tội cướp tài sản, người bị đe dọa không có sự lựa chọn, bị tê liệt ý chí và tê liệt sự phản kháng, họ sẽ bị tấn công “tức khắc” bằng vũ lực nếu không thỏa mãn yêu cầu của người phạm tội.
Uy hiếp về tinh thần người chủ tài sản: là hành vi gây đe dọa gây thiệt hại về mặt danh dự, uy tín như dọa công bố bí mật đời tư mà người chủ tài sản muốn giấu kín, đe dọa hủy hoại tài sản… Ví dụ” A chụp được ảnh chị B đang ngoại tình với một đồng nghiệp, A đã yêu cầu chị B phải nộp cho A 100 triệu đồng nếu không sẽ công bố bức ảnh.

Gửi bình luận và chia sẻ bài viết này trên:

Tin tức tổng hợp
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÀ NỘI - AVINA